Thứ Sáu, 04/12/2015 14:48:00 GMT+7
Giới thiệu về xã Tú Sơn
Lượt xem: 41
Xã Tú Sơn nằm về phía Đông Nam huyện. Bắc giáp xã Tân Phong và phường
Minh Đức (quận Đồ Sơn); Nam giáp xã Đại Hợp; Tây giáp xã Đoàn Xá; Đông
Nam giáp phường Bàng La
1. Địa giới hành chính
Xã Tú Sơn nằm về phía Đông Nam huyện. Bắc giáp xã Tân Phong và phường Minh Đức (quận Đồ Sơn); Nam giáp xã Đại Hợp; Tây giáp xã Đoàn Xá; Đông Nam giáp phường Bàng La (quận Đồ Sơn); Từ trung tâm huyện lỵ về trung tâm xã theo đường 401 dài 8km. Diện tích tự nhiên: 687ha.
Theo sử sách lưu truyền, Tú Sơn là mảnh đất hình thành từ rất sớm. Thế kỷ XIII, cư dân từ các nơi lần lượt về đây sinh sống. Năm 1983, tổng Nãi Sơn thuộc huyện Nghi Sơn gồm các xã Nãi Sơn, Lê Xá, Đồng Mô, Hồi Xuân và Phụ Lỗi, Bàng Động (cả phần đất phường Ngọc Xuyên, Quận Đồ Sơn hiện nay). Nãi Sơn (có tên nôm là Nại), trước năm 1945 là tổng Nãi Sơn Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, xã Tú Sơn được thành lập trên cơ sở 4 xã của tổng Nãi Sơn gồm: Nãi Sơn, Lê Xá, Hồi Xuân, Đồng Mô. Năm 1980, khu kinh tế mới của Tú Sơn được thành lập, đặt tên là thôn 10 (thuộc Đồng Mô), dân cư được điều động từ các thôn trong xã. Tháng 12 năm 2007, thực hiện nghị định 145 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập quận Dương Kinh và quận Đồ Sơn, 119 hộ (466 nhân khẩu) với 25,8 ha đất thuộc thôn 10 (làng Đồng Mô) được sáp nhập vào phường Minh Đức, quận Đồ Sơn.
Hiện nay xã Tứ Sơn gồm 4 làng: Nãi Sơn, Hồi Xuân, Lê Xá, Đồng Mô. Làng Nãi Sơn có 5 thôn; làng Hồi Xuân có 1 thôn; làng Lê Xá có 2 thôn và làng Đồng Mô có 1 thôn.
Theo thống kê ngày 1/4/2009, dân số Tú Sơn là 10.512 người, gồm 2920 hộ. Mật độ dân số trung bình 1439 người/km2. Số hộ làm nông nghiệp chiếm 63%, số hộ làm nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản chiếm 10%, số hộ hoạt động ở các ngành nghề dịch vụ khác chiếm 27%. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 56% số dân. Định cư ở nước ngoài hơn 400 người.
2. Lịch sử, truyền thống
Theo sử sách lưu truyền, từ triều Lý Huệ Tông (1211-1224), đại thần triều Lý là Phổ độ cư sĩ Nguyễn Công Thụy đã từng kinh lý vùng này, được dân chúng mến mộ. Khi nhà Trần đoạt ngôi nhà Lý. Nguyễn Công Thụy gọt tóc đi tu ở chùa Hòe Thị, dân Nãi Sơn xin món tóc của ông về thờ.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên xâm lược lần thứ hai (1285) và lần thứ ba (1288), dân chúng trong vùng góp phần cùng thủy quân nhà Trần đánh tan tác đoàn thuyền chiến hơn 300 chiếc do tướng giặc Ô Mã Nhi chỉ huy ngày 08/01/1288 trên vùng cử biển Đại Bàng (vùng biển Nam Đồ Sơn ngày nay).
Trong kháng chiến chống ách đô hộ của nhà Minh, nhân dân, trai tráng trong tổng Nãi Sơn tích cực tham gia cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Sư Cối, Đỗ Nguyên Thố (1409), nhà sư Phạm Ngọc-Đồ Sơn (1419). Năm 1527, Mạc Đăng Dung giành ngôi lập triều Mạc. Mạc Đăng Dung xây dựng Dương Kinh, thu nạp nhân tài để chấn hưng đất nước. Các ông Hoàng Thuyên, Nguyễn Huệ Trạch, Phạm Gia Mô, Lê Thời Bật (Lê Xá) đều được giữ trọng trách cao trong triều. Thế kỷ XVII, nhân dân trong vùng tích cực tham gia cuộc khởi nghĩa của Quận Quỳnh, Quận Thụy chống lại quân triều đình vua Lê-chúa Trịnh; tham gia cuộc khởi nghĩa nông dân do Nguyễn Hữu Cầu (1744-1754) lãnh đạo, giết chết Trinh Bảng. Các cuộc đấu tranh của nhân dân Tú Sơn chống địa chủ, tư sản cướp đoạt ruộng đất, chống tô cao thuế nặng nhưng năm 1925-1930 đã có tiếng vang lớn lan rộng cả vùng.
Ngày 17/8/1945, chính quyền cách mạng lâm thời địa phương ra đời. Ngày 2/11/1946, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của xã được thành lập.
Chín năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, lực lượng tự vệ và nhân dân địa phương dũng cảm chiếm đấu nhiều trận chặn đánh địch càn quét. Tiêu biểu là các trận đánh ngày 20/4/1947 tại ngã ba cống Lê Xá, ngày 6/5/1947 trên cầu Đồng Nẻo, ngày 2/6/1947 trên đường Quý Kim-Đồng Nẻo, trận chống càn vào xã ngày 29/8 và tháng 10/1947. Các đội quyết tử của xã Tú Sơn và nhân dân chieens đấu kien cường, diệt gần chục tên lính âu Phi bắt sống một số tên, làm bị thương hàng chục tên khác. Đặc biệt trong trận chống càn ở Đồng Mô, hai lão bà du kích Bùi Thị Biếng và Bùi Thị Lành xung phong đánh giặc, được Hồ Chủ tịch gửi thư khen”…Hai cụ thật xứng đáng với tổ tiên oanh liệt của ta, các phụ lão đời Trần đời Lê, chẳng những kêu gọi con cháu mà tự mình hăng hái tay chống gậy, tay cầm đao giết giặc cứu nước”.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân dân Tú Sơn tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, vừa sản xuất vừa chiến đấu, góp sức người, sức của cho tiền tuyến, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Bộ đội phòng không và dân quân xã chiến đấu dũng cảm bắn cháy một máy bay Mỹ và lập công xuất sắc bắt sống giặc lái Mỹ ngay trên mảnh đất quên hương.
Những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực hiện công cuộc đổi mới, nhân dân Tú Sơn đoàn kết, sáng tạo, vượt mọi khó khăn để phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Tú Sơn là địa phương có phong trào trồng cây rau màu, cây vụ đông, chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển mạnh của huyện.
Tú Sơn được Đảng, Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý; danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; hai Huân chương Kháng chiến hạng Ba về thành tích chống Pháp, chống Mỹ; bốn Huân chương Lao động hạng Ba (1960, 1971, 2002, 2005); Liệt sĩ LêThanh Á được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; 17 bà mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng; 6 cán bộ tiền khởi nghĩa, 436 người được nhà nước tặng thưởng huân chương, huy chương kháng chiến các loại, 14 gia đình được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.Cả xã có 237 liệt sĩ (trong đó 10 gia đình có tử 2 liệt sĩ trở lên), 110 thương binh, 31 bệnh binh.
3. Kinh tế
Kinh tế Tú Sơn hiện nay chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ. Năm 2008, nông nghiệp chiếm tỷ trọng 63% tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ các ngành nghề khác chiếm 37%.
Tú Sơn đang trong quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương, lấy phát triển kinh tế nông nghiệp, trong đó hướng vào sản xuất các loại rau sạch và chăn nuôi cung cấp thực phẩm cho thị trường thành phố là mũi nhọn, làm bước đột phá tăng trưởng kinh tế địa phương. Vùng đất cao, qua hàng trăm năm cải tạo của người dân đã trở thành những cánh đồng màu mỡ phù hợp trồng câu rau màu với diện tích trên 100ha; có trên 57% diện tích cấy được 2 vụ lúa. Diện tích vùng sâu trũng 25% đươch chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản. Hình thức chăn nuôi gia đình là chủ yếu. Kinh tế gia trại phát triển mạnh. Cả xã có 240 gia trại và một trang trại.
Dân cư bao đời ở Tú Sơn chủ yếu làm nghề nông, trồng trọt, cấy lúa chăn nuôi gia súc, gia cầm. Thủơ đầu, một bộ phận nhân dân có nghề đi biển đánh bắt hải sản. nghề này tuy nay đã mai một, nhưng nghề đan lưới mành, lưới kéo, đánh bắt tôm cá ở sông, đầm… vẫn được duy trì ở một số hộ. Thôn Hồi Xuân có nghề làm bún ngon nổi tiếng. Một số thôn khác, nhiều hộ dân làm nghề nấu rượu. thống kê năm 2008, xã có 670 hộ tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ.
Đường 401 qua địa bàn xã dài 4km, đường 403 qua địa phận xã dài 1,7km. Đường giao thông nông thôn được trải nhựa có chiều dài: 17,5km, đạt 60%; bê tông ngõ xóm 15,2km đạt 95%. Cả xã có 55 xe ô tô vận tải, 6 ô tô phục vụ du lịch, dịch vụ. Phương tiện vận chuyển trong nông nghiệp bằng xe cải tiến và thuyền gỗ còn khá phổ biến.
Tú Sơn là một trongh những xã người dân có mức sống vào laoij cao nhất của huyện. Năm 2008 thu nhập bình quân đầu người: 15,5 triệuVNĐ, tăng 50% so với năm 2000 (chưa kể thu nhập của người đi lao động xa) . Hộ có nhà kiên cố chiếm 30%. Hộ dùng nước hợp vệ sinh 90%. Xe máy bình quân 3,5 người/xe. Hộ có ti vi 100%, điện thoại 35 máy/100dân.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,7% theo tiêu chí mới.
Sản phẩm đặc trưng của Tú Sơn là các loại rau, củ, quả có giá trị dinh dưỡng cao tiêu thụ trên thị trường Thành phố và xuất khẩu. Bún thôn Hồi Xuân ngon nổi tiếng trong vùng.
4. Văn hóa-xã hội
Văn hóa các làng xã Tú Sơn rất phong phú, đa dạng và mang đậm nét đặc trưng vùng nông thôn Bắc Bộ. Nhưng công trình văn hóa vật thể chư đình, chùa, miếu mạo được xây dựng khá sớm, từ đời nhà Lý (thế kỷ 11-13), là nơi hoạt dộng tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa và gắn liền với quá trình phát triển của làng xã.
Chùa Đại Thống (Nãi Sơn) hiện lưu bia tạo năm Vĩnh Tộ thứ 3 (1621) và bia tạo năm Tân Hợi (1671). ĐÌnh và Miếu Nãi Sơn thờ ngai và bài vị hai vị Thành hoàng đại thần triều Lý: Phổ độ cư sĩ Nguyễn Công Thụy và Hoàng Tích.
Đình Lê Xá thờ Thành Hoàng Phúc Đại vương. Đình Đồng Mô thờ 4 vị Thành hoàng, tứ vị hồng nương, cung phi nhà Nam Tống, trong đó có Dương Thị Hương là mẹ vua Đế Bính, sau thờ thêm Tứ Dương Hầu Phạm Tử Nghi, làng còn thờ Phạm Gia Mô-công thần triều Mạc. Đình Hồi Xuân thờ 2 vị Thành hoàng: Hoàng Diệu Thượng Đẳng thần và Đô Thống Đại vương. Trước năm 1938 còn giữ được 4 sắc phong các đời vua Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân, Khải Định. Hàng năm vào dịp lễ tết các đình, chùa đều mở hội, dân làng tổ chức rước thành hoàng, tế lễ, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Ngày nay, trong xây dựng đời sống văn hóa mới, nhân dân Tú Sơn loại bỏ những tập tục lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa mới vui tươi, lành mạnh. Thiết chế văn hóa đồng bộ. Tú Sơn là địa phương có sân vận động trung tâm lớn nhất huyện. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa phát triển khá; 3/4 làng văn hóa được công nhận đạt Danh hiệu làng văn hóa cấp huyện, 85% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa.
Tú Sơn là địa phương nổi danh về truyền thống hiếu học nhất trong vùng. Xưa kia nhiều người đỗ đạt cao, làm quan to trong triều. Tiêu biểu là làng Lê Xá có 7 tiến sĩ (trong tổng 9 tiến sĩ ở Tú Sơn), là một trong những làng có nhiều tiến sĩ nhất cả nước. Các tiến sĩ ở Tú Sơn được ghi bia Văn miếu Quốc tử giám phải kể đền là: Nguyễn Nhân Khiêm, Bùi Phổ, Trần Bá Lương, Phạm Gia Mô, Lê Thời Bật, Hoàng Thuyên, Nguyễn Huệ Trạch, Bùi Đình Dự, Nguyễn Quang Biểu. Noi gương truyền thống lớp người xưa, dưới chế độ mới nhiều thế hệ daan Tú Sơn luôn coi trọng sự học hành, nhiều người có học vị cao thành danh. Xã hoàn thành xóa mù chữ năm 1958, phổ cập tiểu học năm 1990, phổ cập trung học cơ sở năm 2000, phổ cập giáo dục bậc trung học và nghề năm 2008.
Theo số liệu thống kê năm 2008, số người có học vị tiến sĩ, thạc sĩ 8, nhà giáo ưu tú 2; tình độ Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp: 630 người (thống kê cả người thoát ly).
Trường mầm non đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp Thành phố nhiều năm liền. Trường Tiểu học 18 năm liên tục đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp Thành phố; trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (2003). Trường Trung học cơ sở nhiều năm liền đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp thành phố, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (2007).
Dưới chế độ mới, công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân đạt được nhiều kết quả. Cở sở II của bệnh viện huyện được đầu tư xây dựng trên địa bàn xã, đảm bảo điều kiện chuyên môn khám, chữa bệnh cho nhân dân. Xã đạt chuẩn Quốc gia về Y tế năm 2004. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên năm 2008: 0,67%.
5. Định hướng phát triển
Tú Sơn có nhiều lợi thế: là một xã ven đô, có đường liên huyện 401, 403 qua địa phận của xã; diện tích đất tự nhiên rộng, người đông, tạo nhiều thuận lợi phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Hướng phát triển chủ yếu đến năm 2020 của địa phương là xây dựng cơ sở hạ tầng và bố trí dân cư theo hướng phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Nông nghiệp hướng vào phát triển vùng lúa cao sản, phân vùng trồng chuyên canh cây rau màu sạch cung cấp cho thi trường khu vực và xuất khẩu, phát triển kinh tế gia trại, trang trại và nuôi trồng thủy sản vùng sâu trũng ven sông.